Xe ô tô là một trong những phương tiện không còn xa lạ ở Việt Nam. Số lượng xe hơi xuất hiện ngày càng nhiều, và nó trở thành phương tiện thiết yếu trong cuộc sống hàng ngày.
Thông thường, các dòng xe ô tô trên thị trường
sẽ được chia ra theo tên, kích thước xe và kiểu dáng xe. Mỗi thương hiệu xe sẽ
có những đặc trưng riêng để tạo ra sự khác biệt của riêng mình. Trong khuôn khổ
bài viết này sẽ đưa ra 3 cách phân biệt các dòng xe ô tô dễ dàng nhất mà bạn có
thể tham khảo. Xem ngay nhé!
1. Nhận biết theo tên các loại xe ô tô
Hiện nay tại thị trường Việt Nam, các hãng xe hơi phổ biến giá phù hợp với phân khúc người Việt nhất phải kể tới đó là Toyota, Honda, Kia, Mazda, Ford,... Các dòng xe sang hơn đó là Mercedes-Benz, Audi, Roll Royces, BMW, Lamborghini,...
Tên xe thường bắt đầu bằng tên hãng
Để nhận biết tên
các loại xe ô tô dễ dàng hơn, bạn
cần phải tìm hiểu trước về logo các
hãng xe hơi. Thông thường tên một chiếc xe thường có cấu trúc
tên của xe hơi: tên hãng + tên xe + phiên
bản xe.
Ví dụ: Hãng xe hơi Toyota
Toyota là hãng
xe hơi nổi tiếng đến từ Nhật Bản chính thức ra mắt thị trường vào năm 1995.
Logo của hãng là sự kết hợp của 3 hình elip đan xen theo các hướng khác nhau thể
hiện chất lượng, sự quan tâm và ứng dụng của khoa học vào các dòng xe.
Tại thị trường nội
địa Việt Nam, hãng xe Toyota trực tiếp sản xuất và lắp ráp các dòng xe như:
Camry, Corolla Altis, Vios, Innova, Fortuner.
Một số dòng xe
được Toyota nhập khẩu nguyên chiếc về Việt Nam như: Land Cruiser, Hilux, Land
Cruiser Prado, Hiace. Các dòng xe phổ biến nhất đó là: Toyota Camry 2.5G AT,
Toyota Corolla Altis 1.8G CVT, Toyota Vios
1.5E MT,...
Trong
đó: [TÊN HÃNG] là Toyota - [DÒNG XE] là Camry, Corolla Altis, Vios, Corolla Cross - [PHIÊN BẢN]
là 2.5G AT, 1.8G CVT, 1.5E MT, v.v.
2. Phân biệt các dòng xe ô tô theo kích thước
(phân khúc)
Các dòng xe hơi
trên thị trường hiện nay sẽ được phân thành hạng nhỏ, hạng trung, hạng lớn, hạng
nhẹ, hạng phổ thông hay còn được gọi ngắn gọn hơn là hạng A, B, C, D, E,... Vì
vậy, chúng ta có thể dễ dàng phân biệt các dòng xe ô tô khi đi trên đường.
Phân khúc A - xe cỡ nhỏ
Các dòng xe
trong phân khúc A sở hữu kích thước nhỏ nhắn, bao gồm các dòng xe mini, xe dành
cho gia đình với dung tích động cơ chỉ từ 1.0 đến 1.2L, chiều dài cơ sở 2400mm.
Ở phân khúc này,
các dòng xe sử dụng thuận tiện đi trong thành phố, các cung đường bằng phẳng, dễ
di chuyển, nhỏ gọn không chiếm nhiều diện tích. Giá rẻ, dễ vận hành, kiểu dáng
đẹp mắt - phân khúc này được rất nhiều chị em phụ nữ lựa chọn.
>>
Đại diện: Kia Morning, Hyundai Grand i10, Mitsubishi Mirage, Toyota Wigo,
VinFast Fadil,...
VinFast Fadil là chiếc xe duy nhất đến
từ Việt Nam
Phân khúc B - xe bình dân
Các dòng xe thuộc
phân khúc B thường có thiết kế từ 4 đến 5 cửa bao gồm 4 ghế và có thể chở được
5 người. Chiều dài cơ sở của xe giao động từ 2.300mm đến 2.600mm. Dung tích từ
1.4 đến 1.6L và có khả năng vận hành nhạy bén hơn phân khúc A.
>>
Đại diện: Toyota Vios, Honda City, Mazda 2, Nissan Sunny, Mitsubishi Attrage,
Hyundai Accent,...
Xe hạng C - xe cỡ vừa
Các dòng xe nằm
trong phân khúc hạng C sẽ được trang bị động cơ lên tới 2.5L và có chiều dài cơ
sở là 2.700mm. Bạn có thể sở hữu dòng xe này để di chuyển với nhiều cung đường
và nhiều mục đích khác nhau. Tại thị trường Việt, dòng xe này được tham khảo và
lựa chọn khá nhiều.
>>
Đại diện: Toyota Altis, Honda Civic, Hyundai Elantra, Mazda 3, Kia Cerato, Ford
Focus,...
Nhược điểm của xe hạng C là tiếng ồn
vào khoang nội thất khá lớn
Xe hạng D - xe bình dân cỡ lớn
Sở hữu khoang nội
thất có diện tích rộng, cốp chứa đồ dung tích lớn, động cơ bền bỉ, êm ái cùng
khả năng vận hành trên mọi cung đường. Các dòng xe ở phân khúc D thường có kích
thước khá linh hoạt. Tùy từng quốc gia, vùng lãnh thổ sẽ có sự khác nhau nhưng
chênh lệch không quá nhiều.
>>
Đại diện: Toyota Camry, Honda Accord, Mazda 6, Hyundai Sonata, Nissan Teana,…
Mẫu xe phân khúc E - xe sang
Đây là một trong
những phân khúc xe được đánh giá là mở đầu cho các dòng xe sang - dành cho những
người mới tham khảo dòng xe này.
Ở phân khúc này
xe được sử dụng động cơ tăng áp với dung tích 2.0L, kích thước vừa phải cùng cảm
giác lái tuyệt vời, đã thể hiện được rõ ràng sự khác biệt với các phân khúc xe
thấp hơn.
>>
Đại diện: Audi A4, Mercedes C-class, BMW 3-Series,..
Các xe sạng hạng E chủ yếu đến từ Đức
Mẫu xe phân khúc F - xe hạng sang cỡ lớn
Ở phân khúc này,
các dòng xe được sản xuất với công nghệ hiện đại nhất hiện nay. Mọi trang bị động
cơ, tiện ích, tính năng thông minh hiện đại nhất trên thế giới về ô tô đều được
áp dụng.
Động cơ của các
dòng xe thuộc phân khúc F có thể I6, V6, V12, W12, turbo tăng áp cùng nhiều
công nghệ an toàn trong suốt quá trình vận hành.
Phân
khúc F, các dòng xe được chia thành 3 loại:
+ Xe
sang cỡ trung: Mercedes-Benz E-Class, BMW 5-Series, Audi A6,…
+ Xe
sang cao cấp: Audi A8, BMW 7-Series, Lexus LS,…
+ Xe
siêu sang: Mercedes-Maybach, Rolls-Royce, Bentley,…
Rolls-Royce là ông vua trong phân khúc xe
siêu sang
3. Xem các loại xe ô tô theo kiểu dáng
Để có thể lựa chọn
được mẫu xe phù hợp với nhu cầu, tài chính cũng như địa hình vận hành bạn cần
phải phân biệt các loại xe ô tô theo kiểu dáng. Những kiểu dáng xe ô tô phổ biến
nhất hiện nay đó là: Sedan, SUV, Crossover, MPV,…
Sedan
Để phân biệt đường
dòng xe Sedan bạn cần lưu ý đến các đặc điểm như: Phần gầm đầu xe khá thấp và
có khoang hành lý tách biệt hoàn toàn. Xe có 4 cửa, 4 chỗ ngồi.
>>
Đại diện: Toyota Camry, Mazda6, BMW 7-Series, Mercedes S-Class, Maybach
Landaulet, Roll – Royces Phantom, ...
Hatchback
Ở dòng Hatchback
thiết kế xe khá giống đặc điểm của Sedan. Điểm khác biệt duy nhất đó chính là ở
phần cốp xe được thông với khoang hành khách. Hàng ghế cuối của xe có thể gập lại
để tăng dung tích cho khoang chở đồ.
>>
Đại diện: Ford Focus Hatchback, Kia Rio Hatchback, Toyota Yaris, Hyundai Grand
i10,…
Xe sedan sang trọng hơn trong khi
hatchback thể thao hơn
SUV
SUV là từ viết tắt
của thuật ngữ xe thể thao đa dụng (Sport Utility Vehicle). các mẫu xe SUV có
khung gầm khá cao, thiết kế vuông vắn khỏe khoắn, sở hữu tới 5 đến 7 chỗ ngồi,
có 5 cửa và phần chở hành lý thông với cabin xe.
>>
Đại diện: Toyota Fortuner và Ford Everest.
Crossover
Crossover (CUV)
là phiên bản xe có thiết kế khoảng sáng gầm khá lớn, thiết kế ngoại thất mềm mại
nhẹ nhàng, thanh thoát không mạnh mẽ và cá tính như SUV. Khi vận hành, xe chạy
khá êm và không bị rung lắc, sóc như khi trải nghiệm các dòng SUV.
>>
Đại diện: Honda CR-V, Mazda CX5, BMW X6,...
Mazda CX-5 chiếm ngôi vương trong phân
khúc
Pick-up (bán tải)
Xe bán tải được
biết tới là một trong những ngôi sao vàng trong làng xe ô tô tại Việt Nam. Xe
bán tải có thiết kế khung gầm rất cao và có phần khung tải phía sau rất rộng có
thể chở được rất nhiều hàng hóa.
Xe pick-up được
chia ra làm 2 loại: Cabin đơn (Xe chỉ có 2 chỗ ngồi và 2 cửa), cabin kép (xe có
4 cửa và chó thể chở được tới 5 người)
>>
Đại diện: Isuzu, Ford, Toyota và Mazda, ...
MPV
Là kiểu dáng xe
thông dụng phục vụ cho nhu cầu di chuyển của gia đình với sức chứa tới 8 người.
Gầm xe dòng MPV cao hơn Sedan nhưng thấp hơn SUV. Xe có thiết kế 5 cửa và không
có cốp.
>>
Đại diện: Toyota Innova, Ertiga của Suzuki, Honda Odyssey, Kia Sedona
Các kiểu dáng xe phổ biến
Bài viết trên
đây chúng tôi đã cung cấp 3 cách phân biệt các dòng xe ô tô dễ dàng nhất dành tới
bạn. Hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích nếu bạn đang tham khảo và mua xe lần
đầu tiên. Hãy lựa chọn cho mình mẫu xe phù hợp với sở thích và nhu cầu sử dụng
bạn nhé! Chúc bạn sớm tậu được mẫu xe ưng ý nhất.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét